Cặp vợ chồng lữ khách người Anh chăm chú nhìn vào bức tranh Hàng Trống chợ Tết, Canh Nông Vi Bản, Tứ Bình : Xuân Hạ Thu Đông…, xem đi xem lại trong triển lãm tranh Tết Hàng Trống trên du thuyền của chúng tôi trên vịnh kỳ quan. Họ cho biết rất thích thú với không khí náo nhiệt chợ hoa phố cổ Hà Nội những ngày trước Tết trước khi tìm thấy sự tĩnh lặng giữa các đảo đá, có dịp ngắm tranh chợ Tết, tranh Tết Ất Mão 1975 của danh hoạ Phạm Lực, bưu ảnh cổ về Tết xưa và nay trên không gian di sản văn hoá giữa thiên nhiên.
Hai lữ khách người Việt chăm chú vào tấm bưu ảnh cổ được treo khu vực bếp mở nhà hàng Le Tonkin, họ nhận ra ngay khu chợ Bưởi và cây đa giữa đường hiện vẫn còn, không gian chợ quê, đình làng, nơi du khách Việt được đưa ngược thời gian trở về đầu thế kỷ 20, khám phá những khu chợ náo nhiệt đầy màu sắc nhất ở miền Bắc Việt Nam thông qua bộ sưu tập bưu thiếp hiếm và ảnh gốc của tôi trên du thuyền di sản độc bản.
Ở Việt Nam, chợ là nơi gặp gỡ, không chỉ đơn giản là để mua và bán. Quan niệm này vẫn như vậy trong nhiều thế kỷ và tiếp tục cho đến ngày nay, mặc dù Việt Nam đã trải qua những thay đổi sâu rộng trong thế kỷ 21.
Chẳng có đứa trẻ nào không muốn mẹ dắt đi chợ cả. Tại sao? Nếu họ sống ở vùng sâu, vùng xa, phải làm việc vất vả ngoài đồng hoặc nơi khác để kiếm sống, ít có cơ hội gặp gỡ bạn bè, họ hàng, làng xóm, vì vậy chợ là một nơi tuyệt vời để giao lưu hay đơn giản là để vui chẳng hạn vào ngày mùng 6 Tết hằng năm, người dân sẽ đổ về phiên “chợ Choảng” tại ven bờ sông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá tham gia ném cà chua, trứng vào nhau với ý nghĩa cầu may.
Trên vùng cao, nếu không có chợ, cuộc sống có thể khá tẻ nhạt, vì vậy các cộng đồng giữa chúng vì vô số lý do để đi chợ, không chỉ để mua sắm, mặc dù chợ là nơi người dân địa phương tìm thấy những sản phẩm tươi ngon nhất, gà sống, nông cụ, đồ gia dụng, quần áo hoặc đồ nghề cắt tóc.
Người dân địa phương đến chợ để hòa nhập với bạn bè và gia đình, thực hiện các giao dịch kinh doanh hoặc thậm chí tìm kiếm một người bạn đời. Một khu chợ cũng là nơi lý tưởng để mặc những bộ quần áo mới, những món đồ may hay làm bằng tay thể hiện tài năng của người con gái.
Dù ở bất cứ nơi đâu, vùng sông nước, đồng bằng hay lên miền núi, bạn sẽ luôn có thể tìm thấy chợ, dù là làng nhỏ, tỉnh lẻ, chợ nổi hay chợ phố ở một thành phố lớn. Chúng có thể diễn ra hàng ngày, vào sáng sớm hay chợ đêm, 3, 5 hoặc 7 ngày một lần, vào thứ bảy hoặc chủ nhật cuối tuần chẳng hạn như ở vùng núi phía bắc (ví dụ ở Sapa, Bắc Hà, Cốc Ly và Phong Thổ), hay thậm chí mỗi năm chỉ có một lần như chợ Khâu Vai ở Hà Giang và chợ Viềng đầu năm mới ở Nam Định.
Mọi người sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đi những quãng đường dài, vượt đồi núi, thậm chí băng qua biên giới chỉ để đến chợ. Ở miền núi, chợ thường được dựng lên từ ngày trước và có thể có không khí lễ hội khá sôi động với các tiết mục văn nghệ, thi hát truyền thống, thầy bói xem quẻ, hát hò, Xẩm chợ.
Vào những dịp như vậy, mọi người đều tham gia, từ nông dân đến chuyên gia và quan chức chính phủ, nhiều người trong số họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất của họ, hay trang phục truyền thống của mỗi dân tộc.
Các thành phố lớn, chẳng hạn như Hà Nội, cũng không khác. Bất cứ nơi nào có chợ, đường phố sẽ đông đúc người dân địa phương. Tại Hà Nội, bạn có thể tha hồ lựa chọn và không thể bỏ qua chợ Bưởi, Đồng Xuân, chợ hoa Quảng Bá sáng sớm, chợ Long Biên và chợ hoa Tết hàng năm ở Phố Cổ.
Khi đất nước phát triển, lối sống thay đổi và một số chợ mất đi tính chân thực, nhưng những chợ khác vẫn là tâm điểm cho các cộng đồng nông thôn. Để có được hương vị của bất kỳ ngôi làng, thị trấn, thành phố nào, đừng quên khám phá các khu chợ. Bạn sẽ không phải thất vọng.