Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Tuyên cáo độc lập khỏi mẫu quốc Pháp của hoàng đế An Nam, Bảo Đại ngày 11 tháng 3 năm 1945

Trước khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập thì vua Bảo Đại đã phát đi bản Tuyên cáo độc lập đế quốc Việt Nam.

Đa số người Việt bây giờ chỉ biết đến bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình.

Nhưng thực ra trước đó sáu tháng đã có một bản tuyên cáo độc lập khác, chính thống hơn, do được phát ngôn bởi đương kim hoàng đế nước Đại Nam (quốc hiệu nước ta thời đó, bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ).

Đó là bản Tuyên cáo độc lập, ngày 11/3/1945, chỉ hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp.

Nguyên văn như sau:
“Cứ tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ (*)
với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.

Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung. Vậy Chính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để đạt được mục đích như trên”.

Ngày 11 tháng Ba năm 1945 tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20, được Bảo Đại ký tên với sáu thượng thư phó thự (cùng ký tên).

Bản tuyên ngôn trên được cho là do Thượng thư Bộ Lại Phạm Quỳnh chấp bút. Sau đó toàn bộ Nội các ký tên bên trên đồng loạt từ chức để thay thế bằng nội các mới với Thủ tướng Trần Trọng Kim và lập ra một nước Việt Nam độc lập với quốc hiệu mới là Đế quốc Việt Nam.

(*)
Điều ước bảo hộ là Hiệp ước Giáp Thân (Patenotre) 1884, có điều khoản:
“Điều 15: Nước Pháp cam kết từ đây sẽ bảo đảm sự nguyên vẹn lãnh thổ của Đức vua An Nam, bảo vệ Đức vua chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ nổi loạn bên trong.

Hướng vào mục đích đó, các nhà chức trách Pháp có thể chiếm đóng quân sự trên lãnh thổ Trung Kỳ và Bắc Kỳ những đại điểm xét thấy cần thiết cho sự thực thi chế độ bảo hộ.”

Căn cứ điều 15, vua Bảo Đại có quyền đơn phương hủy bỏ hòa ước Patenotre 1884 do Pháp đã không còn khả năng bảo hộ Đại Nam (Pháp gọi là An Nam).

Hòa ước này chỉ nói tới Bắc Kỳ và Trung Kỳ, còn Nam Kỳ lúc đó đã trở thành thuộc địa của Pháp dựa vào các hiệp ước Nhâm Tuất 1862 và Giáp Tuất 1874 lần lượt cắt 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây cho Pháp.

Đó là lý do tại sao sau này Bảo Đại tiếp tục phải đòi đất Nam Kỳ từ Pháp. Và đó cũng là lý do khiến Pháp chỉ mặc cả đất Nam Kỳ với Việt Nam dân chủ cộng hoà là cần trưng cầu dân ý về việc sát nhập vào hai kỳ còn lại.

Tuy nhiên, trên thực tế, lúc đó Nam Kỳ bị Nhật chiếm từ Pháp, nên sau đó vài tháng, gần sát ngày Nhật đầu hàng đồng minh và cách mạng tháng Tám xảy ra, thì Đế quốc Việt Nam đã được Nhật trao trả lại đất Nam Kỳ. Khâm sai Nguyễn Văn Sâm là người tới thu hồi đất Nam Kỳ, nhưng ngay sau đó, cách mạng tháng Tám xảy ra tại Sài Gòn. Chính quyền thuộc về tay Lâm ủy Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo.

Tuy nhiên, việc thu hồi Nam Kỳ đó là bất hợp pháp đối với người Pháp. Bởi vì ngày 23/9/1945, chỉ 21 ngày sau ngày Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên ngôn độc lập, thì quân đội Pháp đã quay lại Sài Gòn, tấn công chính quyền mới và giành quyền kiểm soát các đô thị Nam Kỳ chỉ trong vòng ba tháng. Có nghĩa là việc thu hồi Nam Kỳ của Đế quốc Việt Nam chỉ trong vài ngày và Việt Nam dân chủ cộng hoà chỉ trong vòng vài tháng.

Trên thực tế, bằng cách mạng tháng Tám, Việt Nam dân chủ cộng hoà đã cướp nền độc lập của Đế quốc Việt Nam. Nếu không có cách mạng tháng Tám thì Đế quốc Việt Nam sẽ đương nhiên có độc lập hoàn toàn vì Nhật bị giải giáp.

Nhiều người, trong đó đa phần là sử gia cộng sản, hiểu sai nội dung bản tuyên cáo, khi cho rằng vua Bảo Đại đã hủy toàn bộ các điều ước ký với Pháp. Thực ra ông không có quyền hủy bỏ hai điều ước gán đất Nam Kỳ cho Pháp do Tự Đức ký vì không có căn cứ pháp lý.

Vậy nhưng bản tuyên cáo độc lập của vua Bảo Đại đã bị xoá khỏi lịch sử Việt Nam.

Nam Kỳ

Leave a comment

Emperor Cruises là thành viên của Lux Cruises Group , hãng du thuyền boutique™ đầu tiên của Việt Nam với hơn 20 năm mang đến những trải nghiệm đích thực và độc đáo.

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI
456 Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
+84-24-3927-3475
+84-83-666-8879
VĂN PHÒNG HẠ LONG
Lô 28b, cảng quốc tế Tuần Châu, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
+84-293-659-0118
VĂN PHÒNG NHA TRANG
74 Tô Hiệu, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
+84-258-388-7782
+84-914-596-396
VĂN PHÒNG hồ chí minh
Tầng 4, số 35 Hoàng Diệu, phường 13, quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
+84-886-039-009

Emperor Cruises © 2024. All Rights Reserved.